Chú thích Khương_Hồng

  1. Xem Thành Hóa thập tứ niên Mậu tuất khoa Điện thí kim bảng tại Thiên Nhất các tàng Minh đại khoa cử lục tuyển san – Đăng khoa lục. Thiên Nhất cácNinh Ba, Chiết Giang là một trong 3 thư viện gia đình có tuổi đời cao nhất thế giới và là nhất châu Á, do Binh bộ hữu thị lang Phạm Khâm sáng lập vào trung kỳ đời Minh, còn lại đến nay hơn 30 vạn quyển sách, trong đó Phạm Khâm sưu tầm hơn 7 vạn. Thiên Nhất các tàng Minh đại khoa cử lục tuyển san là bộ sách ghi chép gần như trọn vẹn lịch sử khoa cử đời Minh, còn Đăng khoa lục (gọi đầy đủ là Minh đại Đăng khoa lục) ghi chép đầy đủ tên tuổi tiến sĩ các đời
  2. 八百媳妇国/Bát Bách Tức Phụ quốc, nghĩa đen là 800 cô vợ, tức là nước Lan Na. Tên gọi Bát Bách Tức Phụ có từ thời Nguyên Thành Tông, dựa theo lời tâu của Vân Nam hành tỉnh tả thừa Lưu Thâm, nói rằng chúa nước này có 800 vợ, mỗi người giữ một trại
  3. Minh sử, tlđd chép nguyên văn là 贺印钱/hạ (chúc mừng) ấn (con dấu) tiền, ý nói khoản tiền hối lộ mà quan viên - mới nhận chức - phải nộp
  4. Minh sử, tlđd chép nguyên văn là 中旨/trung chỉ. Chiếu chỉ của hoàng đế không thông qua Trung thư tỉnh hay Môn hạ tỉnh, mà từ nội đình trực tiếp phát ra, thì gọi là Trung chỉ. Từ đời Đường, Tống về sau, triều đình phế bỏ Trung thư/Môn hạ tỉnh, việc này là thông lệ, mà đời Minh đều do thái giám của Tư lễ giám soạn thảo. Ở đây Minh sử, tlđd nhấn mạnh từ “Trung chỉ” là có ý nói Lưu Cấn đã thao tác ngầm việc này, chưa hẳn đây là yêu cầu của hoàng đế